Các tiêu chuẩn và cách đọc ký hiệu mác thép
25/08/2021
Chúng ta thường thấy trên mỗi loại thép khác nhau thường có ký hiệu mác thép riêng biệt. Vậy những ký hiệu này có ý nghĩa vì? Căn cứ vào những tiêu chuẩn nào để đặt mác thép? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Mác thép là gì?
Mác thép được ký hiệu bằng chữ cái in hoa và số, biểu hiện cho cường độ chịu lực của thép. Hiểu một cách đơn giản, ký hiệu mác thép chính cho biết khả năng chịu lực của thép là lớn hay nhỏ khi chịu tác động của ngoại lực hay điều kiện thời tiết xung quanh.
Ký hiệu mác thép cho biết khả năng chịu lực của thép là lớn hay nhỏ
Các loại mác thép phổ biến trên thị trường hiện nay bao gồm: SS400, S45C, CT3, Q235,390, CII, CIII, P20, A36, Gr60, Grade 460, SD49,(CT51), CIII, SD295, SD390, CB300-V, CB400-V, CB500-V…
Thông số ký hiệu mác thép phục thuộc vào tiêu chuẩn thép sử dụng. Theo thời gian, tiêu chuẩn này ngày càng trở nên khắt khe hơn do yếu tố cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
2. Tiêu chuẩn mác thép được đánh giá như thế nào?
Nắm rõ các tiêu chuẩn của mác thép là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn lựa chọn được sản phẩm chính hãng, đạt tiêu chuẩn, tránh trường hợp mua phải hàng giả dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công trình. Tiêu chuẩn mác thép tại Việt Nam được đánh giá như sau:
Tiêu chuẩn mác thép Việt Nam được đánh giá dựa trên TCVN 1765 – 75
Căn cứ theo TCVN 1765 – 75, theo được ký hiệu băng chữ cái CT, gồm 3 phân nhóm A, B, C. Theo đó:
- Nhóm A: đảm bảo tính chất cơ học, kí hiệu nhóm là CTxx. Ví dụ như CT38, CT38n, CT38s là mác thép có cùng σ > 38kG/mm2 hay 380MPa.
- Nhóm B: đảm bảo thành phần hóa học, quy định thành phần CT380,14-0,22)C-(0,3-0,65)Mn.
- Nhóm C: đảm bảo tính chất cơ học và thành phần hóa học.
Mỗi nước khác nhau sẽ có tiêu chuẩn mác thép riêng biệt. Do đó, khi lựa chọn thép xây dựng bạn nên tìm hiểu thật kỹ các thông số để xác định sản phẩm có phù hợp với mục đích xây dựng hay không.
3. Cách đọc ký hiệu mác thép
- Mác thép dạng cây tròn được ký hiệu mác thép bằng cả chữ và số. Chữ thường là SD, Grade, CB. Cách ký hiệu này phụ thuộc nhiều vào tiêu chuẩn sản xuất của nhà máy. Ví dụ như nhà máy sản xuất thép theo công nghệ Nhật Bản thì sẽ ký hiệu SD, theo tiêu chuẩn Việt Nam thì sẽ là CB. Mác thép sẽ được ghi trên thân cây thép. Ngoài ra, nếu mua với số lượng lớn thì bạn sẽ được nhận tem đính kèm, gắn trên bó thép đầy đủ.
- Đối với thép tấm, thép hình, thép hộp thường ký hiệu mác thép dạng SS400, Q235, Q235A, Q235B, Q345, Q345B. Với những loại thép này thì mác thép sẽ không được in trên sản phẩm. Để biết mác thép là bao nhiêu thì phải xem giấy tờ tem mác sản phẩm hoặc cắt mẫu đi thí nghiệm thì mới có thể xác định được.
4. Các loại mác thép thường sử dụng trong xây dựng
Các loại mác thép thường sử dụng trong xây dựng bao gồm: SD295, SD390, Gr60, Grade 460, SD490, SD295, SD390, CB300-V, CB400-V, CB500-V. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều ký hiệu cũng như sản phẩm thép khác nhau khiến người dùng băn khoăn không biết nên lựa chọn sản phẩm nào.
Các loại mác thép thường được sử dụng trong xây dựng sẽ ký hiệu là CB hoặc SD
Bạn có thể ghi nhớ một cách đơn giản, các loại mác thép thường được sử dụng sẽ ký hiệu là CB hoặc SD.
● CB là thép được sản xuất theo tiêu chuẩn của Việt Nam, ký hiệu có ý nghĩa là cường độ chịu kéo của thép, con số phía sau thể hiện khả năng chịu kéo trên đơn vị 1mm2
● SD là thép được sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản (JIS), con số phía sau thẻ hiện cường độ thép hay còn gọi là giới hạn chảy của thép, ý nghĩa tương tự như mác thép CB.
5. Tư vấn lựa chọn mác thép cho từng công trình
Mỗi công trình có kết cấu xây dựng và mục đích sử dụng khác nhau thì sẽ sử dụng mác thép khác nhau. Khi xây dựng công trình, bạn có thể tham khảo cách lựa chọn mác thép như sau:
- Xây nhà biệt thự, nhà cấp 4, công trình nhà có độ cao dưới 7 tầng thì không cần phải sử dụng thép có độ chịu lực quá cao. Ký hiệu mác thép CB300 hay SD295 sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất. Các loại mác thép này có cường độ chịu lực tương đương nhau. Không nên chọn mác thép quá cao mà hiệu quả mang lai không nhiều, gây tốn kém chi phí.
- Với công trình lớn có độ cao trên 7 tầng thì cần phải sử dụng mác thép CB400 hay SD390. Những loại thép này có cường độ chịu lực tốt, phù hợp cho kết cấu nhà cao tầng, đảm bảo an toàn cho các công trình. Với những công trình xây cao ốc thì sẽ phải dùng đến thép có mác lớn hơn như CB500 hay SD490.
Ký hiệu mác thép có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong xây dựng. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những kiến thức chọn thép bổ ích. Chúc các bạn thành công!
Các tin khác
- Tìm hiểu cường độ chịu kéo của thép CB400
- 1 cây thép ống dài bao nhiêu? Thép ống có ứng dụng như thế nào trong xây dựng
- Cấp phối đá dăm loại 1 là gì? Địa chỉ cấp phối đá dăm loại 1 rẻ nhất trên thị trường
- Độ sụt bê tông thương phẩm là gì? Cách xác định độ sụt bê tông thương phẩm
- Tổng hợp các cách tạo nhám bề mặt bê tông trong xây dựng hiện nay
- Cách chỉnh máy duỗi sắt hoạt động an toàn và hiệu quả
- IWRC là gì? Cấu tạo của IWRC
- Bê tông đầm lăn là gì? Ưu nhược điểm của bê tông đầm lăn